Lịch sử Thành_phố_México

Thời kỳ Aztec

Chợ ở Tlateloco, Diego Rivera

Thành phố mà nay là thủ đô của đất nước México vốn được thành lập bởi những người da đỏ Mexica, hay còn gọi là người Aztec. Thành phố Mexica cổ nay được đề cập đến là Tenochtitlan. Mexica là một nơi cuối cùng của những người nói tiếng Nahuatl, những người đã di cư đến sau sự sụp đổ của Đế chế Toltec. Sự hiện diện của họ đã gặp phải sự chống đối của những cư dân bảm địa trong thung lũng, nhưng người Mexica đã thành lập dược một thành phố trên một hòn đảo nhỏ ở phần phía tây của hồ Texcoco. Bản thân người Mexica có hẳn một câu truyện về cách mà thành phố của họ được xây dựng, sau khi dược Đấng tối cao Huitzilopochtli dẫn đường đến hòn đảo. Theo câu truyện, đấng tối cao đã cho biết quê hương mới của họ bằng một tín hiệu, một con đại bàng đã đậu trên một cây xương rồng với một con rắn trên mỏ của nó. Giữa các năm 1325 và 1521, Tenochtitlan đã phát triển cả về kích cỡ cũng như thực lực, cuối cùng đã chi phối các thành bang khác quanh hồ Texcoco, và tại Thung lũng México. Khi người Tây Ban Nha đến, Đế chế Aztec đã có phạm vi vươn tới nhiều nơi ở Trung Mỹ, giáp cả vịnh México cũng như Thái Bình Dương.

Tây Ban Nha xâm chiếm

Sau khi hạ thủy ở Veracruz, Hernán Cortés đã nghe nói về một thành phố vĩ đại và cả những kình địch cũng như bất bình với thành phố này. Mặc dù Cortés đến Mexico chỉ với một đội quân nhỏ, ông ta đã có thể thuyết phục nhiều người dân bản địa cùng với ông ta tiêu diệt Tenochtitlan[3]. Cortés đã lần đầu nhìn thấy Technochtitlan vào ngày 8/11/1519[4]. Do mới nhìn thấy thành phố lần đầu, Cortés và những người lính của ông đã sững sờ vì vẻ đẹp và quy mô của thành phố. Những người Tây Ban Nha hành quân dọc theo bờ đất chính để vào thành phố từ phía Iztapalapa. Mặc dù Moctezuma đã đi ra khỏi trung tâm Tenochtitlan để chào đón họ và trao đổi quà biếu, sự thân thiết này đã không kéo dài lâu [5]. Cortés đã quản thúc tại gia Montezuma và hy vọng quyền lực sẽ về tay ông [6]. Căng thẳng tăng lên cho đến đêm ngày 30/6/1520, trong cuộc chiến thường được biết đến với tên gọi là "La Noche Triste", người Aztec đã nổi dậy chống lại sự xâm phạm của người Tây Ban Nha và đã bắt giam hoặc đuổi được những người châu Âu và những đồng minh người Tlaxcalan của họ[7]. Cortés tái lập lực lượng ở Tlaxcala. Người Aztec sau đó đã bầu chọn vị vua mới Cuitláhuac nhưng ông đã chết sau đó vài tháng vì bệnh đậu mùa; vị vua tiếp theo là Cuauhtémoc[8]. Cortéc đã quyết định bao vây Tenochtitlan vào tháng 5 năm 1521. Trong ba tháng, thành phố đã phải trải qua sự thiếu thốn về lương thực, nước sạch cùng như việc lây lan bệnh đậu mùa do những người châu Âu mang đến[3]. Cortés và những đồng minh của ông đã đưa lực lượng của họ lên phía nam của hòn đảo và chiến đấu trong thành phố trên từng con phố, từng ngôi nhà [9]. Cuối cùng, Cuahtémoc đã đầu hàng vào tháng 8 năm 1521[3]

Tái thiết

Người Tây Ban Nha trên thực tế đã san bằng Tenochtitlan. Cortés đầu tiên định cư tại Coyoacán, nhưng đã quyết định xây dựng lại Aztec để xóa bỏ tất cả các dấu tích xưa[4]. Cortés không thiết lập một lãnh thổ độc lập mà xây dựng một lãnh thổ được chế ngự do ông là lãnh đạo duy nhất, ông ta vẫn trung thành với hoàng gia Tây Ban Nha. Phó vương đầu tiên của lãnh thổ mới đã đến Thành phố México 14 năm sau đó. Vào lúc đó, thành phố đã trở lại thành một thành bang, có sức mạnh vượt ra xa ranh giới của nó[10] Mặc dù người Tây Ban Nha duy trì các bố trí cơ bản của Tenochtitlan, họ đã xây dựng các nhà thờ Công giáo lên trên các ngôi đến Aztec và tuyên bố cung điện hoàng gia cũ là của họ [10]. Tenochtitlan được đổi tên thành "México" cho người Tây Ban Nha dễ dàng phát âm [4].

Thành phố thuộc địa

Tượng đài Ángel de la Independencia được xây dựng để kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của México"Palacio de Ayuntamiento", nơi từng là trung tâm quyền lực thời kỳ Tây Ban Nha xâm chiếm

Thành phố phát triển cùng với sự gia tăng dân số, ngược lại là mực nước trong hồ. Thế kỷ 16 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các nhà thờ, nhiều trong số chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay và trở thành các di tích lịch sử. Về mặt kinh tế, thành phố México trở nên phồn thịnh là nhờ vào việc giao thương. Không giống như Brasil hay Peru, Mexcio có thể dễ dàng tiếp cận với cả các nước ở Thái Bình Dương cũng như Đại Tây Dương. Mặc dù hoàng gia Tây Ban Nha đã thử chỉnh đốn hoàn toàn tất cả ngành thương nghiệp trong thành phố, nhưng việc này đã chỉ thành công một phần [11]. Một cách mà người Tây Ban Nha đã thử kiểm soát hoàn toàn là tôn giáo, nhưng sự thành công không được trọn vẹn. Người bản địa vẫn thi hành các phong tục của mình cùng với các nghi thức của Công giáo La Mã.

Khái niệm về tầng lớp quý tộc phát triển ở Tân Tây Ban Nha theo một cách không giống như những nới khác ở châu Mỹ. Người Tây Ban Nha đã chạm trán với một xã hội mà ở đó khái niệm về tầng lớp quý tộc đã phản ánh chính họ. Người Tây Ban Nha tôn trọng những người bản địa thuộc tầng lớp quý tộc và gia nhập nó. Các thế kỷ tiếp theo, một danh hiệu quý tộc ở Mexico không có nghĩa là có quyền lực chính trị vô cùng lớn và quyền lực của một người bị hạn chế khi sự giàu có của họ không còn [12]. Khái niệm về quý tộc ở México nói chung không liên quan đến địa vị chính trị nhưng phần nào vẫn là một xã hội Tây Ban Nha bảo thủ, dựa trên thế lực của gia đình. Hầu hết các gia đình này chứng tỏ giá trị của mình bằng việc thử vận may ở những vùng đất bên ngoài các thành phố ở Tân Tây Ban Nha, sau đó giành những thu nhập này cho thủ đô, xây dựng những nhà thờ, làm từ thiện và xây những cung điện nguy nga. Việc say mê xây dựng ngôi nhà sang trọng nhất có thể đã lên tới đỉnh vào nửa cuối của thế kỷ 18. Nhiều căn nhà trong số đó vẫn còn cho tới nay, khiến cho thành phố México có biệt danh là "Thành phố của những cung điện" do Alexander Von Humboldt đặt[10].

Thời kỳ đầu độc lập

Torre Latinoamericana (Mỹ Latinh bùng cháy), Tòa cao ốc đầu tiên ở Mỹ Latinh

México tuyên bố độc lập vào năm 1821 sau khi ông cùng nghĩa quân của mình tiến vào thành phố. Trong khi đó việc từ chức của Iturbide đã giữ cho hầu hết các công trình cổ còn lại nguyên vẹn. México sau đó đã tuyên bố là một nước cộng hòa năm 1824 với thành phố México là thủ đô quốc gia [13]. Tình trạng bất ổn kéo dài vài thế kỷ sau đó và là kết quả của các hành động vũ lực để kiểm soát đất nước[14]. Quận Liên Bang México được thành lập bởi chính phủ mới và được ghi vào trong Hiến pháp mới, khái niệm về một quận liên bang được phỏng theo Hiến pháp Hoa Kỳ[15]. Trước đó, thành phố Mexcico giữ vai trò là trung tâm chính quyền đầy đủ của cả Bang México và đất nước. Texcoco và sau đó là Toluca trở thành thủ phủ của Bang México[16]. Trong chiến tranh Hoa Kỳ-México, các lực lượng Hoa Kỳ đã hành quân tới gần thành phố sau khi chiếm được Veracruz[17]. Cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm với việc đột kích của lực lượng Hoa Kỳ vào Lâu đài Chapultepec ở bên trong thành phố[18]. Hiệp ước Guadalupe Hidalgo được ký tại nơi mà nay thuộc về phía cực bắc của thành phố[19]. Các sự kiện như Chiến tranh Cải cách đã để lại một thành phố tương đối hoàn chỉnh và thành phố tiếp tục phát triển sau đó, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Porfirio Díaz. Trong thới kỳ này, thành phố phát triển các cơ sở hạ tầng hiện đại như đường phố, trường học, hệ thống vận tải và truyền thông. Tuy nhiên, chế độ này chỉ tập trung tài sản vào tay một số người trong khi phần còn lại trong xã hội sống trong cảnh nghèo nàn. Tình trạng này đã dẫn đến cuộc Cách mạng Mexico[14]. Hầu hết các biểu tượng cho giai đoạn này của thành phố là La decena trágica ("10 ngày bi thương"), một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Francisco I. Madero và Phó Tổng thống José María Pino Suárez. Victoria Huerta, Tổng chưởng lý của Quân đội Liên bang đã nắm lấy quyền lực và bắt hai người phải viết đơn từ chức. Cả hai sau đó bị giết trên đường đến nhà tù[20]

Thế kỷ 20 đến nay

Lịch sử thành phố México từ thế kỷ 20 tới nay nổi bật bởi sự phát triển nhanh chóng cũng như về môi trường và chính trị của mình. Năm 1900, dân số thành phố México chỉ là 500.000 người [21]. Thành phố bắt đầu phát triển nhanh về hướng tây trong những năm 1950 với việc Torre Latinoamericana là tòa cao ốc đầu tiên[3]. Thế Vận Hội năm 1968 đem lại nhiều công trình thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện thể thao tầm cỡ[10]. Năm 1969, hệ thống Tàu điện ngầm được khánh thành[3]. Dân số thành phố México bùng nổ bắt đầu từ thập niên 1960, với những khu dân cư đông đúc kéo dài từ trong ranh giới thành phố cho đến tận Bang México lân cận, đặc biệt là ở phía bắc, tây bắc và đông bắc. Từ năm 1960 đến 1980, dân số thành phố đã tăng gấp đôi lên 8.831.079[10]. Năm 1980, một nửa số người làm trong các ngành kỹ nghệ trong cả nước sống ở thủ đô. Với sự phát triển quá nóng, chính quyền thành phố chỉ cung cấp vừa đủ các dịch vụ cho người dân. Những người dân từ các vùng nông thôn đổ về thủ đô để mong thoát khỏi cành nghèo nàn cũng đã góp phần làm cho tình hình thành phố thêm xấu đi. Những người này không có nhà để ở và rốt cuộc họ phải tìm đến những vùng ngoại ô và tạo nên những khu ổ chuột rộng lớn[14]. Vấn đề ô nhiếm không khí và nguồn nước của thành phố khá trầm trọng và thành phố này đang thấp dần vì nạn khai thác nước ngầm quá mức[22]. Tình hình ô nhiếm đã được cải thiện ở một số khu vực cùng với các dự án của chính quyền như nâng cấp các loại phương tiện và hiện đại hóa như xe máy,ôtô... nói riêng

các phương tiện giao thông công cộng nói chung

Các chính quyền độc đoán đã cầm quyền ở thành phố Mexico từ Cách mạng đã dần trở nên khoan dung hơn, chủ yếu vì những phát triển kinh tế từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên nhiều vấn đề về dân sinh cũng như môi trường còn có những bất cập. Ngày 19/9/1985, thành phố México đã bị tàn phá một trận động đất mạnh 8,1 độ richter[23]. Mặc dù mức độ phá hủy cũng như thương vong không lớn như ở một số trận động đất khác trên thế giới[24], nó đã chứng tỏ sự yếu kém của hệ thống chính trị một đảng. Chính quyền đã bị tê liệt vì nạn quan liêu và tham nhũng, bắt buộc những người dân bình thường không chỉ phải tạo lập và điều khiển lẫn nhau để giải thoát mình mà còn phải tự nỗ lực tái thiết những ngôi nhà bị phá hủy[25]. Sự bất bình này cuối cùng đã dẫn đường cho Cauhtémoc Cárdenas, một thành viên của Đảng Cách mạng Dân chủ trở thành thị trưởng đầu tiên thông qua bầu cử ở thành phố México vào năm 1997. Cárdenas đã hứa hẹn một chính quyền dân chủ hơn và đảng của ông đã tuyên bố một số thắng lợi trong việc chống lại tội phạm, ô nhiễm, và các vấn đề chính khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thành_phố_México ftp://dossier.ogp.noaa.gov/GCOS/WMO-Normals/RA-IV/... http://www.sbg.ac.at/ipk/avstudio/pierofun/mexico/... http://www.aeropuertosmexico.com/DF/aptoDFes.htm http://www.city-data.com/world-cities/Mexico-City-... http://www.esmas.com/noticierostelevisa/mexico/443... http://www.esmas.com/noticierostelevisa/terremoto/... http://www.foreignpolicy.com/story/cms.php?story_i... http://www.overseasdigest.com/amcit_nu2.htm http://www.peoplesguide.com/1pages/retire/work/bil... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...